1. Thường xuyên lấy ráy tai
Thực tế, bạn không cần lấy ráy tai. Ráy tai có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn chặn dị vật xâm nhập, bảo vệ màng nhĩ. Ráy tai được đẩy ra ngoài khi bạn nói chuyện, nhai thức ăn, ngáp và tập thể dục… Dù sử dụng dụng cụ nào để lấy ráy tai thì cũng sẽ gây tổn thương ở các mức độ khác nhau đối với ống tai và dễ gây nhiễm trùng.
Loại bỏ ráy tai nhiều lần có thể gây kích ứng da của ống thính giác bên ngoài, đẩy nhanh quá trình bong da chết và dẫn đến ráy tai nhiều hơn. Hãy nhẹ nhàng lau ống tai ngoài bằng khăn. Nếu ráy tai nhiều đến mức ống thính giác bên ngoài bị tắc, hoặc xảy ra tình trạng mất thính giác, cần nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên môn.
2. Ăn ít và chia nhiều bữa
Nhiều người chọn ăn ít và ăn nhiều bữa vì cho rằng sẽ tránh được việc hấp thụ nhiều calo và không sợ bị đói.
Tuy nhiên, cách ăn này sẽ khiến dạ dày luôn trong tình trạng hoạt động liên tục và không được nghỉ ngơi phù hợp, từ đó dễ bị tổn thương.
Ăn đúng, đủ bữa với lượng vừa phải tốt hơn chia quá nhỏ bữa ăn. (Ảnh minh họa)
Đặc biệt là những bệnh nhân bị loét dạ dày, viêm dạ dày vẫn áp dụng nguyên tắc ăn ít, nhiều bữa có thể kích thích dạ dày tiết axit, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Nên ăn 3 bữa ăn đều đặn mỗi ngày và ăn no 7-8 phần mỗi bữa.
Người già đường huyết cao hoặc tiểu đường, chức năng đường tiêu hóa kém có thể ăn ít, ăn nhiều bữa.
3. Uống sữa chua sau bữa ăn
Quá trình tiêu hóa thức ăn phải đảm bảo sự hoạt động đều đặn của nhu động ruột và các men tiêu hóa. Uống sữa chua ngay sau bữa ăn không thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, không kích thích được men tiêu hóa tiết ra.
Dù sau bữa ăn bạn ăn thực phẩm gì đều tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Thời điểm uống sữa chua có thể sắp xếp vào bữa sáng hoặc giữa các bữa ăn.
4. Sau khi rửa bát, dùng giẻ lau khô
Nhiều người sau khi rửa bát đĩa sẽ dùng giẻ lau bát và cất bát đĩa vào ngăn tủ. Dù sử dụng riêng loại giẻ để lau bát và giặt sạch hàng ngày nhưng nó vẫn có thể chứa nhiều vi khuẩn, bao gồm Staphylococcus aureus, Salmonella và E.coli… dẫn đến bát bị ô nhiễm thứ cấp.
Bát đĩa sau khi rửa xong không cần dùng khăn lau mà chỉ cần phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát.
5. Rửa sạch thịt sống dưới vòi nước chảy
Trong quá trình rửa thịt sống dưới vòi nước chảy, nước sẽ bắn tung tóe ra xung quanh và vi khuẩn gây bệnh có thể nhiễm vào thớt, bộ đồ ăn, dao… ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi rửa thịt sống, nên cho vào chậu chuyên dụng và rửa nhẹ nhàng.
6. Mở cửa phòng tắm cho thông thoáng
Do độ ẩm trong phòng tắm tương đối cao nên sẽ có quá nhiều vi khuẩn sinh sôi, vi khuẩn cũng sẽ trôi nổi trong phòng tắm khi xả nước bồn cầu. Việc mở cửa phòng tắm tạo điều kiện cho vi khuẩn theo không khí vào nhà khiến môi trường trong nhà trở nên tệ hơn. Sau khi sử dụng phòng tắm, hãy kịp thời đóng cửa và mở cửa sổ để giữ cho phòng tắm khô ráo và ngăn vi khuẩn xâm nhập.
7. Gấp chăn ngay sau khi ngủ dậy
Sau khi ngủ, chăn bông sẽ đầy mồ hôi, da chết của cơ thể… Gấp chăn ngay sau khi ngủ dậy sẽ khiến những thứ trên dễ phát tán khắp phòng, sinh ra mạt giường.
Khi ngủ dậy, bạn nên mở cửa sổ cho thoáng khí, đợi 10 đến 20 phút rồi mới gấp chăn.
Khi nói tới sức khỏe, mọi người thường tập trung vào các phần khác mà ít để ý tới não – phần chịu trách nhiệm cho tất cả các chức năng của cơ thể. Trong video này, chúng ta sẽ cùng xem một số thói quen hằng ngày có thể gây hại nghiêm trọng cho não.