Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Khi bạn trở nên già, đôi chân già đi trước tiên”. Đôi chân là bộ phận quan trọng, cung cấp năng lượng cho cơ thể con người. Đôi chân được ví như bức tường chịu lực của cơ thể, do đó, khi nào đôi chân khỏe mạnh, bạn mới có thể sống lâu hơn.
Đừng chủ quan khi chân đột nhiên đau, sưng. (Ảnh minh họa)
Đôi chân của con người có 50% là xương và cơ, 70% hoạt động cần được đôi chân gánh vác. Khi đôi chân khỏe mạnh, sự dẫn truyền kinh mạch và kinh lạc sẽ thông suốt, khí huyết lưu thông thông suốt, nhờ đó hoạt động của các cơ quan trong cơ thể diễn ra bình thường. Khi cơ thể bắt đầu lão hóa, tốc độ dẫn truyền giữa chân và não giảm đi, chân cũng từ từ lão hóa nếu không được vận động tích cực. Thêm vào đó, với việc mất canxi, xương và khớp của cơ thể có thể gặp trục trặc, dễ xảy ra các vấn đề như té ngã, gãy xương.
Tập thể dục thường xuyên đóng một vai trò quan trọng với sức mạnh cơ bắp chân. Một nghiên cứu tại Đại học Copenhagen ở Đan Mạch cho thấy nếu bạn không tập thể dục trong hai tuần, sức mạnh cơ bắp chân sẽ yếu đi 1/3. Sau khi cố định một chân của người tham gia nghiên cứu bằng dụng cụ cố định trong hai tuần, các nhà nghiên cứu thấy rằng cơ chân giảm trung bình 250 gam, sức mạnh cơ bắp giảm đi 1/4, sức mạnh giảm đi 1/3.
Làm thế nào nhận biết đôi chân đang “già” đi, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật?
Sau khi chân bắt đầu “già” đi, chúng sẽ gửi cho chúng ta một số tín hiệu mà bạn nên nắm bắt kịp thời.
Nếu bạn phát hiện chân và bàn chân không còn linh hoạt như trước, thắt lưng đau nhức, chân đau khi làm việc gì đó, số lần chuột rút ở chân tăng lên đáng kể kèm theo các triệu chứng như phù chân, lạnh một bên, giãn tĩnh mạch, bạn phải chú ý. Đặc biệt, 4 dấu hiệu ở chân sau đây có thể là dấu hiệu ung thư, bệnh tật:
Lạnh và đau nhức chân tay
Giám đốc khoa phẫu thuật mạch máu tại Đại học Y khoa Thủ đô, Trung Quốc chỉ ra rằng nếu người cao tuổi có các triệu chứng như chân tay lạnh, đau nhức… nên cảnh giác với nguyên nhân xơ cứng động mạch chi dưới.
Nên thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường ở đôi chân. (Ảnh minh họa)
Xuất hiện sưng tấy bất thường
Nếu chân có chỗ phình ra bất thường, hãy cẩn thận với khối u ác tính mô mềm, khối u tế bào ở xương, ung thư di căn xương, sụn và các bệnh khác.
Giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh phổ biến, có thể do di truyền trong gia đình, ít vận động và các nguyên nhân khác. Giãn tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn dẫn đến nhiễm trùng, loét mãn tính và các vấn đề khác.
Thường xuyên làm việc này sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa ở chân
Một số hành vi hoặc thói quen thông thường có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của chân, không có lợi cho sức khỏe của chân cũng như sức khỏe của cơ thể. Đó là: Ngồi lâu, khoanh chân, mặc quần chật, đi giày cao gót… có thể gây bất lợi cho quá trình lưu thông máu ở chân và đẩy nhanh quá trình lão hóa của chân.
Nên cố gắng tránh tư thế ngồi sai. Ngoài ra, việc tuân thủ các bài tập chân hàng ngày có thể giúp tăng cường sức mạnh của chân và có lợi cho tuổi thọ.
Một số động tác có thể giúp làm tăng sức mạnh cho đôi chân của bạn. (Ảnh minh họa)
Các bài tập tốt cho sức khỏe đôi chân:
Đứng trên một chân
Chống hai tay vào hông, đứng bằng một chân, gập chân kia vào đầu gối của chân đứng. Động tác này có thể duy trì trọng tâm của cơ thể và phản ánh khả năng cân bằng của toàn bộ cơ bắp trên cơ thể.
Ngồi xổm bên tường
Dang hai tay rộng bằng vai, chống hai tay vào tường rồi ngồi xổm xuống sao cho đùi song song với mặt đất, nhấc gót chân khi thở ra và hạ gót chân xuống khi hít vào. Bài tập này tăng cường sức mạnh cho phần dưới cơ thể và rèn luyện cơ bắp chân, đùi và mông.
Lão hóa không chỉ diễn ra ở người trung niên hay cao tuổi mà những người trẻ cũng có thể bị lão hóa sớm vì những thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Vậy làm sao để biết bản thân đang bị lão hóa?